Skip to content

TÀI LIỆU XNK

DẪN ĐƯỜNG TRI THỨC

TÀI LIỆU XNK

DẪN ĐƯỜNG TRI THỨC

  • TRANG CHỦ
  • VĂN BẢN PHÁP LUẬT – HẢI QUAN
  • TÀI LIỆU MUA BÁN QUỐC TẾ
  • SÁCH XNK
  • CHIA SẺ KINH NGHIỆM
  • TRANG CHỦ
  • VĂN BẢN PHÁP LUẬT – HẢI QUAN
  • TÀI LIỆU MUA BÁN QUỐC TẾ
  • SÁCH XNK
  • CHIA SẺ KINH NGHIỆM
Tin mới
  • Phiếu EIR Là Gì? Phiếu EIR Để Làm Gì? Cách Lấy Phiếu EIR
  • AFR Là Phí Gì? Hướng Dẫn Khai AFR Cho Hàng Đi Nhật
  • DAP Là Gì? Cách Vận Dụng Điều Kiện DAP Incoterms 2020
  • House Airway Bill (HAWB) Là Gì? Phân Biệt MAWB Và HAWB
  • Depot Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? Danh Sách Depot Ở Việt Nam
  • Packaging Là Gì? Sự Khác Nhau giữa Packing Và Packaging Là Gì?
  • UPAS LC Là Gì? Quy Trình Thanh Toán LC UPAS
  • L/C Là Gì? Các Mẫu L/C Trong Thanh Toán Quốc Tế
  • LCL Là Gì? Cách Tính Cước Hàng Lẻ LCL
  • EDO Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? Tìm Hiểu Lệnh Giao Hàng Điện Tử
Home>>TÀI LIỆU MUA BÁN QUỐC TẾ>>Xuất Nhập Khẩu Tại Chỗ Là Gì?
Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì
TÀI LIỆU MUA BÁN QUỐC TẾ

Xuất Nhập Khẩu Tại Chỗ Là Gì?

tailieuxuatnhapkhau.com
09/11/20210

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lựa chọn hình thức Xuất nhập khẩu tại chỗ thay cho hình thức Xuất nhập khẩu truyền thống. Vậy Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì, lợi ích của hình thức Xuất nhập khẩu này hãy cùng Tài liệu xuất nhập khẩu tìm hiểu trong bài viết này nhé

»»» Xem thêm:

  • Quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng container
  • Mẫu hóa đơn thương mại-Comercial Invoice
  • Công việc của nhân viên xuất nhập khẩu
  • Kích thước Container 40 Feet
  • Thông tư 65/2017/TT-BTCdanh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam

Contents

  • 1 Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì?
  • 2 Những lưu ý khi thực hiện Xuất nhập khẩu tại chỗ
  • 3 Quy định về hàng được Xuất nhập khẩu tại chỗ
  • 4 Quy định về thủ tục hải quan khi thực hiện Xuất nhập khẩu tại chỗ

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì?

Khái niệm về Xuất nhập khẩu tại chỗ

Xuất khẩu tại chỗ là hình thức giao hàng tại chỗ, tức là hàng được giao trên lãnh thổ Việt Nam mà không cần xuất ra nước ngoài. Có thể hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là hàng hoá sau khi được sản xuất thì được giao cho một doanh nghiệp khác tại Việt Nam theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài. Doanh nghiệp xuất khẩu bao gồm cả các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Như vậy, khi hội tụ đủ 3 yếu tố: Bán hàng (xuất khẩu) cho thương nhân nước ngoài; giao hàng tại Việt Nam; Thông tin người nhận hàng do người mua hàng nước ngoài cung cấp thì được gọi là Xuất nhập khẩu tại chỗ.

Những lưu ý khi thực hiện Xuất nhập khẩu tại chỗ

Khái niệm về Xuất nhập khẩu tại chỗ

Khi thực hiện Xuất nhập khẩu tại chỗ sẽ áp dụng đối với hàng hoá do thương nhân Việt Nam (bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; doanh nghiệp chế xuất) xuất khẩu cho thương nhân nước ngoài nhưng theo chỉ định của thương nhân nước ngoài hàng hoá đó được giao tại việt Nam cho thương nhân Việt Nam khác.

Hàng hoá xuất khẩu tại chỗ coi như hàng xuất khẩu; hàng hoá nhập khẩu tại chỗ coi như hàng nhập khẩu, phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Căn cứ để xác định hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ là hàng hoá phải có hai hợp đồng riêng biệt:

  • Hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng gia công, hợp đồng thuê mướn có điều khoản ghi rõ hàng hoá được giao cho người nhận hàng tại Việt Nam;
  • Hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng gia công, hợp đồng thuê mướn có điều khoản ghi rõ hàng hoá được nhận từ người giao hàng tại Việt Nam.

Doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ chính là người được thương nhân nước ngoài chỉ định giao hàng tại Việt Nam.

Doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ là người mua hàng của thương nhân nước ngoài nhưng được thương nhân nước ngoài chỉ định nhận hàng tại Việt Nam từ người xuất khẩu tại chỗ.

Quy định về hàng được Xuất nhập khẩu tại chỗ

Quy định về hàng hóa Xuất nhập khẩu tại chỗ

Hàng hoá do doanh nghiệp xuất khẩu sản xuất bán cho thương nhân nước ngoài nhưng giao hàng cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam làm nguyên liệu sản xuất hàng hoá xuất khẩu

Hàng hoá được làm thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo hướng dẫn củạ Bộ Thương mại

Sản phẩm gia công được nhập khẩu tại chỗ để làm nguyên liệu sản xuất

Các trường hợp khác được Bộ Thương mại có văn bản cho phép thực hiện theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ

Thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ được thực hiện tại một Chi cục Hải quan thuận tiện nhất do doanh nghiệp lựa chọn, trừ các trường hợp sau:

  • Sản phẩm gia công nhập khẩu tại chỗ để làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm tiêu thụ nội địa thì thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công có sản phẩm xuất khẩu tại chỗ; 
  • Sản phẩm (trừ sản phẩm gia công) nhập khẩu tại chỗ để làm nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu thì thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu. 
  • Sản phẩm gia công nhập khẩu tại chỗ để làm nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu, nếu hợp đồng gia công và hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu để sản hàng xuất khẩu do cùng một Chi cục Hải quan quản lý thì thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện tại Chi cục Hải quan này trường hợp 02 hợp đồng do 02 Chi cục Hải quan quản lý thì thủ tục xuất khẩu tại chỗ thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công, thủ tục nhập khẩu tại chỗ thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu

Quy định về thủ tục hải quan khi thực hiện Xuất nhập khẩu tại chỗ

Khi thực hiện Xuất nhập khẩu tại chỗ, doanh nghiệp Xuất nhập khẩu cần lưu ý về thủ tục tiến hành như sau:

Yêu cầu khi khai báo tờ khai xuất khẩu:

–  Khai tờ khai xuất khẩu và khai vận chuyển kết hợp: ghi rõ địa điểm đích vận chuyển bảo thuế là mã của Chi cục HQ đầu nhập và Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp: “#&XKTC”.

– Giao hàng sau khi đã thông quan

– Sau khi bên nhập đã thông quan tờ khai, theo dõi để thủ tục tiếp theo.

Yêu cầu khi khai báo tờ khai nhập khẩu:

– Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp: “#&NKTC#&số tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ tương ứng”

– Chỉ được đưa hàng hóa vào sản xuất, tiêu thụ sau khi hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan.

Trách nhiệm của hải quan nhập khẩu:

–  Trường hợp đầu xuất đã kiểm hóa, không cần kiểm tra đầu nhập khẩu.

–  Đối với hàng hóa XNK tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thì hàng tháng tổng hợp và lập danh sách các tờ khai hàng hóa nhập khẩu tại chỗ đã được thông quan theo mẫu số 01/TB- XNKTC/GSQL Phụ lục V gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp công ty nhập khẩu tại chỗ.

– HQ cửa khẩu đầu xuất-nhập phải theo dõi đối chiếu khớp với nhau.

Lưu ý:

– Doanh nghiệp ưu tiên và doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan có hàng XNK tại chỗ được giao nhiều lần cho 1 đơn hàng/ hợp đồng thì được giao hàng hóa trước, khai hải quan sau. Miễn là khai TK trong vòng 30 ngày kể từ ngày giao hàng.

– Tờ khai xuất-nhập có thể được mở cùng 1 Chi cục Hải quan.

– Cơ quan hải quan chỉ kiểm tra các chứng từ liên quan đến việc giao nhận hàng hóa (không kiểm tra thực tế hàng hóa)

– Đối với mỗi lần giao nhận, phải có chứng từ chứng minh việc giao nhận hàng hóa (như hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ)

– DN nội địa xuất vào KCX phải có hóa đơn GTGT (các trường hợp khác không cần)

– Trường hợp 2 hóa đơn GTGT có thể làm bảng kê 02 và khai báo 1 tờ khai (đầu nhập làm tương tự)

– Trường hợp xuất nhập khẩu tại chỗ 3 bên, giá tờ khai xuất và nhập có thể khác nhau (vì thương mại với bên nước ngoài)

Trên đây là những tổng hợp những thông tin quan trọng về hình thức Kinh doanh Xuất nhập khẩu tại chỗ. Để biết thêm nhiều kiến thức nghiệp vụ lĩnh vực Xuất nhập khẩu – Logistics bạn có thể tham khảo thêm tại chuyên mục Tư vấn nghiệp vụ  tại trang Xuất nhập khẩu Lê Ánh với nhiều kiến thức hữu ích

Nếu các bạn muốn được học kiến thức và nghiệp vụ Xuất nhập khẩu tương đương với 3 năm kinh nghiệm đi làm trong thực tế thì hãy tham gia khóa học dưới đây:

Khóa học Xuất nhập khẩu thực tế

Trong khóa học, các bạn sẽ được tiếp xúc với những kiến thức, kinh nghiệm thực hành thực tế và học cách xử lý các công việc của một cnhân viên hải quan chuyên nghiệp. Chương trình học sẽ đi từ kiến thức nền tảng đến kiến thức chuyên sâu, học lý thuyết đến đâu thực hành luôn đến đó. Đồng thời, bạn cũng được giảng viên hỗ trợ xuyên suốt quá trình học. Mọi thắc mắc sẽ được giảng viên hỗ trợ nghiệp vụ cho đến khi thành thạo thì thôi. Hãy đăng ký khóa học ngay để được nhận ưu đãi học phí cực hấp dẫn nữa nhé!

»»» Xem thêm: Review khóa học Logistics ở đâu tốt nhất

Tài liệu Xuất nhập khẩu chúc bạn thành công!

Rate this post
Related tags : hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗloại hình xuất nhập khẩu tại chỗnhập khẩu tại chỗnhập khẩu tại chỗ là gìquy định về xuất nhập khẩu tại chỗthủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ 3 bêntờ khai xuất nhập khẩu tại chỗxuất khẩu tại chỗxuất nhập khẩu tại chỗxuất nhập khẩu tại chỗ 3 bênxuất nhập khẩu tại chỗ là gì

Previous Post

Kích Thước Container 40 Feet

Kích thước của Container 40 Feet

Next Post

Incoterms 2020 Là Gì? So Sánh Incoterms 2020 với Incoterms 2010

Incoterms 2020 Là Gì? So Sánh Incoterms 2020 với Incoterms 2010

Related Articles

Mẫu hợp đồng xuất nhập khẩu tiếng anh TÀI LIỆU MUA BÁN QUỐC TẾ

Hợp Đồng Xuất Nhập Khẩu Là Gì? Mẫu Hợp Đồng Xuất Nhập Khẩu Mới Nhất

Vận tải đa phương thức CHIA SẺ KINH NGHIỆMTÀI LIỆU MUA BÁN QUỐC TẾ

Vận Tải Đa Phương Thức Là Gì? Các Mô Hình Vận Tải Đa Phương Thức

Lệnh giao hàng là gì? TÀI LIỆU MUA BÁN QUỐC TẾ

Lệnh Giao Hàng Là Gì?

Upas LC là gì CHIA SẺ KINH NGHIỆMTÀI LIỆU MUA BÁN QUỐC TẾ

UPAS LC Là Gì? Quy Trình Thanh Toán LC UPAS

Phương thức thanh toán quốc tế TÀI LIỆU MUA BÁN QUỐC TẾ

Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Thông Dụng Hiện Nay

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nội dung Incoterms 2010

Nội dung Incoterms 2020

Review địa chỉ học xuất nhập khẩu tốt nhất Hà Nội TPHCM

Bài viết mới

  • Phiếu EIR Là Gì? Phiếu EIR Để Làm Gì? Cách Lấy Phiếu EIR
  • AFR Là Phí Gì? Hướng Dẫn Khai AFR Cho Hàng Đi Nhật
  • DAP Là Gì? Cách Vận Dụng Điều Kiện DAP Incoterms 2020
  • House Airway Bill (HAWB) Là Gì? Phân Biệt MAWB Và HAWB
  • Depot Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? Danh Sách Depot Ở Việt Nam
  • MỚI NHẤT
  • XEM NHIỀU
MỚI NHẤT
XEM NHIỀU

VỀ CHUNG TÔI

Giới thiệu

Chính sách bảo mật

Điều khoản sử dụng 

Chính sách liên kết 

Liên hệ 

 

CHUYÊN MỤC

  • CHIA SẺ KINH NGHIỆM
  • SÁCH XUẤT NHẬP KHẨU
  • TÀI LIỆU MUA BÁN QUỐC TẾ
  • Uncategorized
  • VĂN BẢN PHÁP LUẬT – HẢI QUAN

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

  • Phiếu EIR Là Gì? Phiếu EIR Để Làm Gì? Cách Lấy Phiếu EIR
  • AFR Là Phí Gì? Hướng Dẫn Khai AFR Cho Hàng Đi Nhật
  • DAP Là Gì? Cách Vận Dụng Điều Kiện DAP Incoterms 2020
  • House Airway Bill (HAWB) Là Gì? Phân Biệt MAWB Và HAWB
  • Depot Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? Danh Sách Depot Ở Việt Nam

BÌNH LUẬN ĐỘC GIẢ

  • Đồng Thị Liên trong Học xuất nhập khẩu thực tế ở đâu tốt
  • Đạt trong Học xuất nhập khẩu thực tế ở đâu tốt
tailieulogistics.com | Theme By WPOperation
  • Trang chủ