UCP 600 là một văn bản hướng dẫn chi tiết có giá trị pháp lý cao trong ngành Xuất nhập khẩu – Logistics. Vậy UCP 600 là gì và các điều trong UCP 600 có ý nghĩa như thế nào hãy cùng Tài liệu Xuất nhập khẩu tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Tham khảo: Review Khóa Học Logistics ở đâu tốt nhất
Contents
I. UCP 600 là gì?
Năm 1962, Bản tiếng Việt đầu tiên của UCP 600 là bản tiếng Việt đầu tiên được ra đời vào năm 1962 .
Đây được coi là văn bản quy tắc hướng dẫn, có thể lựa chọn 1 trong 6 bản UCP để áp dụng, tuy nhiên chỉ có giá trị pháp lý đối với bản bằng tiếng anh. Hiện nay, các bản UCP 600 đã có mặt trên hơn 180 nước trên thế giới.
II. Lịch sử hình thành và phát triển UCP 600
– Văn bản đầu tiên được xuất bản năm 1933 (UCP No 82), sau đó UCP đã được 6 lần sửa đổi bổ sung qua các năm 1951 (UCP No 131), 1962 (UCP No 222), 1974 (UCP No 290), 1983 (UCP 400), 1993 (UCP No 500), 2007 (UCP No 600) – đây là văn bản UCP mới nhất có giá trị hiệu lực từ ngày 1/1/2007
– UCP – Uniform Customs and Practice for Documentary Credits.
– Tập hợp các nguyên tắc và tập quán quốc tế được ICC soạn thảo và phát hành.
– Quy định quyền hạn và trách nhiệm của các bên liên quan trong giao dịch tín dụng chứng từ khi L/C dẫn chiếu tuân thủ UCP.
– Phát hành lần đầu năm 1933, qua nhiều lần sửa đổi: 1951, 1962, 1974, 1983, 1993, 2007.
– UCP 600 có hiệu lực từ 1/7/2007: Còn 39 điều khoản so với 49 điều khoản của UCP 500 (1993).
III. Giải thích các điều trong UCP 600
1. Các định nghĩa – ĐIỀU 2: ĐỊNH NGHĨA
- Advising Bank: Ngân hàng thông báo
- Applicant: Người đề nghị mở L/C
- Banking day: Ngày làm việc ngân hàng
- Beneficiary: Người thụ hưởng
- Complying presentation: Xuất trình phù hợp
- Confirmation: Xác nhận
- Confirming Bank: Ngân hàng xác nhận
- Credit: Tín dụng
- Honor: Thanh toán
- Issuing Bank: Ngân hàng phát hành
- Negotiation: Thương lượng
- Nominated Bank: Ngân hàng được chỉ định
- Presentation: Xuất trình chứng từ
- Presenter: Người xuất trình chứng từ
2. Trách nhiệm của các ngân hàng phát hành – ĐIỀU 7
Khi chứng từ xuất trình là phù hợp, ngân hàng phát hành có nghĩa vụ thanh toán nếu L/C có giá trị:
- Trả ngay, trả chậm hoặc chấp nhận bởi ngân hàng phát hành.
- Trả ngay bởi Ngân hàng được chỉ định nhưng ngân hàng được chỉ định đã không trả tiền.
- Trả chậm bởi ngân hàng được chỉ định và ngân hàng được chỉ định đã không cam kết trả tiền hoặc đã cam kết nhưng không trả tiền khi đến hạn.
- Chấp nhận bởi ngân hàng được chỉ định và ngân hàng được chỉ định đã không chấp nhận hối phiếu, hoặc đã chấp nhận nhưng không trả tiền khi hối phiếu đến hạn.
- Ngân hàng phát hành chịu ràng buộc không hủy ngang thực hiện thanh toán tính từ thời
- điểm tín dụng được phát hành.
- Ngân hàng phát hành cam kết hoàn trả cho ngân hàng được chỉ định khi ngân hàng được chỉ định đã thanh toán hoặc chiết khấu bộ chứng từ phù hợp và đã chuyển chứng từ cho ngân hàng phát hành.
3. Trách nhiệm của các ngân hàng xác nhận – ĐIỀU 8
»»» Tham khảo: Diễn Đàn Logistics Lớn Nhất Việt Nam
Khi chứng từ xuất trình là phù hợp, ngân hàng xác nhận có nghĩa vụ thanh toán nếu L/C có giá trị:
- Trả ngay, trả chậm hoặc chấp nhận bởi ngân hàng xác nhận.
- Trả ngay bởi Ngân hàng được chỉ định (ngân hàng được chỉ định) nhưng ngân hàng được chỉ định đã không trả tiền.
- Trả chậm bởi ngân hàng được chỉ định và ngân hàng được chỉ định đã không cam kết trả tiền hoặc đã cam kết nhưng không trả tiền khi đến hạn.
- Chấp nhận bởi ngân hàng được chỉ định và ngân hàng được chỉ định đã không chấp nhận hối phiếu, hoặc đã chấp nhận nhưng không trả tiền khi hối phiếu đến hạn.
- Khi chứng từ xuất trình là phù hợp, ngân hàng xác nhận phải chiết khấu miễn truy đòi, nếu L/C có giá trị chiết khấu tại ngân hàng xác nhận.
- Ngân hàng xác nhận chịu ràng buộc không hủy ngang đối với việc thanh toán hoặc chiết khấu kể từ thời điểm xác nhận L/C.
- Ngân hàng xác nhận cam kết hoàn trả tiền cho 1 ngân hàng được chỉ định khác khi ngân hàng này đã thanh toán hoặc đã chiết khấu đối với xuất trình phù hợp và đã chuyển chứng từ cho Ngân hàng xác nhận.
- Cam kết trả tiền của Ngân hàng xác nhận cho ngân hàng được chỉ định độc lập với cam kết của ngân hàng xác nhận đối với người thụ hưởng.
- Nếu 1 ngân hàng được ngân hàng phát hành ủy quyền xác nhận nhưng không sẵn sàng, phải thông báo ngay cho ngân hàng phát hành, có thể thông báo L/C mà không xác nhận.
4. Trách nhiệm của các ngân hàng thông báo – ĐIỀU 9
- Mục đích chuyển L/C cho ngân hàng thông báo: xác minh tính chân thật bề ngoài của L/C trước khi thông báo cho nhà xuất khẩu (xác minh chữ ký – nếu L/C phát hành bằng thư, khóa mã – nếu L/C phát hành bằng điện Telex, hoặc SWIFT CODE – nếu L/C phát hành bằng điện SWIFT).
- Bất kỳ L/C hoặc sửa đổi L/C nào không xác minh được tính chân thật bề ngoài
- NHTB phải thông báo ngay cho ngân hàng phát hành.
- NHTB phải chuyển chính xác và đầy đủ các điều kiện và điều khoản của L/C hoặc sửa đổi L/C đã nhận được cho người thụ hưởng.
- NHTB không có trách nhiệm về các sai sót trong việc dịch hoặc giải thích các thuật ngữ chuyên môn, không chịu trách nhiệm về khả năng giao hàng của người hưởng, khả năng thanh toán của người yêu cầu.
»»» Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Tốt Nhất
5. Trách nhiệm của các ngân hàng chỉ định – ĐIỀU 12
Khi chứng từ xuất trình là phù hợp, ngân hàng được chỉ định được ngân hàng phát hành chỉ định để thực hiện:
- Trả ngay cho người thụ hưởng nếu L/C quy định “available with the nominated bank by sight payment”.
- Chấp nhận hối phiếu nếu L/C quy định “available with the nominated bank by acceptance”.
- Cam kết trả chậm nếu L/C quy định “available with the nominated bank by deferred payment”.
- Chiết khấu hối phiếu hoặc các chứng từ nếu L/C quy định “available with the nominated bank by negotiation”.
- Văn bản đầu tiên được xuất bản năm 1933 (UCP No 82), sau đó UCP đã được 6 lần sửa đổi bổ sung qua các năm 1951 (UCP No 131), 1962 (UCP No 222), 1974 (UCP No 290), 1983 (UCP 400), 1993 (UCP No 500), 2007 (UCP No 600) – đây là văn bản UCP mới nhất có giá trị hiệu lực từ ngày 1/1/2007
Trong bài viết này, tài liệu Xuất nhập khẩu đã chia sẻ những kiến thức hữu ích về UCP 600 và giải thích các định nghĩa trong UCP 600 tiếng việt. Nếu bạn đọc có thêm ý kiến nào hữu ích vui lòng để lại dưới phần bình luận nhé!
»»» Có thể bạn quan tâm:
- Quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng container
- Vận tải đa phương thức là gì? Các mô hình vận tải đa phương thức
- Công việc của nhân viên xuất nhập khẩu
- Lệnh giao hàng là gì?
- Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì?
Tài liệu Xuất nhập khẩu chúc bạn thành công!