Skip to content

TÀI LIỆU XNK

DẪN ĐƯỜNG TRI THỨC

TÀI LIỆU XNK

DẪN ĐƯỜNG TRI THỨC

  • TRANG CHỦ
  • VĂN BẢN PHÁP LUẬT – HẢI QUAN
  • TÀI LIỆU MUA BÁN QUỐC TẾ
  • SÁCH XNK
  • CHIA SẺ KINH NGHIỆM
  • TRANG CHỦ
  • VĂN BẢN PHÁP LUẬT – HẢI QUAN
  • TÀI LIỆU MUA BÁN QUỐC TẾ
  • SÁCH XNK
  • CHIA SẺ KINH NGHIỆM
Tin mới
  • Phiếu EIR Là Gì? Phiếu EIR Để Làm Gì? Cách Lấy Phiếu EIR
  • AFR Là Phí Gì? Hướng Dẫn Khai AFR Cho Hàng Đi Nhật
  • DAP Là Gì? Cách Vận Dụng Điều Kiện DAP Incoterms 2020
  • House Airway Bill (HAWB) Là Gì? Phân Biệt MAWB Và HAWB
  • Depot Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? Danh Sách Depot Ở Việt Nam
  • Packaging Là Gì? Sự Khác Nhau giữa Packing Và Packaging Là Gì?
  • UPAS LC Là Gì? Quy Trình Thanh Toán LC UPAS
  • L/C Là Gì? Các Mẫu L/C Trong Thanh Toán Quốc Tế
  • LCL Là Gì? Cách Tính Cước Hàng Lẻ LCL
  • EDO Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? Tìm Hiểu Lệnh Giao Hàng Điện Tử
Home>>VĂN BẢN PHÁP LUẬT - HẢI QUAN>>Thủ tục kiểm dịch thực vật
thu-tuc-kiem-dich-thuc-vat
VĂN BẢN PHÁP LUẬT - HẢI QUAN

Thủ tục kiểm dịch thực vật

tailieuxuatnhapkhau.com
19/01/20210

Thủ tục kiểm dịch thực vật như thế nào? Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa rõ về thủ tục kiểm dịch thực vật nên trong bài viết dưới đây, tailieuxuatnhapkhau sẽ chia sẻ với bạn đọc Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật.

>>Xem thêm: Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật

Contents

  • 1 I.Trình tự thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu
  • 2 II.Trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật xuất khẩu
    • 2.1 III. Trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật quá cảnh
    • 2.2 III.Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu

I.Trình tự thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu

Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu

1.Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này).

2.Bản sao chụp hoặc bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu.

Trường hợp chủ vật thể nộp bản sao chụp thì phải nộp bản chính trước khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể.

3.Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (trường hợp quy định phải có Giấy phép).

Trình tự thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu

1.Đăng ký kiểm dịch thực vật

Chủ vật thể nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu tại cơ quan kiểm dịch thực vật.

2.Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì yêu cầu chủ vật thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

3.Kiểm tra vật thể

Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể theo trình tự sau đây:

a) Kiểm tra sơ bộ

Kiểm tra bên ngoài lô vật thể, bao bì đóng gói, phương tiện chuyên chở; khe, kẽ và những nơi sinh vật gây hại có thể ẩn nấp; thu thập côn trùng bay, bò hoặc bám bên ngoài lô vật thể.

b) Kiểm tra chi tiết

Kiểm tra bên trong và lấy mẫu lô hàng theo quy định tại QCVN 01-141:2013/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp lấy mẫu kiểm dịch thực vật; thu thập các vật thể mang triệu chứng gây hại và sinh vật gây hại; phân tích giám định mẫu vật thể, sinh vật gây hại đã thu thập được.

4.Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

a) Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa (theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này) trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch đối với lô vật thể không bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ.

Trường hợp kéo dài hơn 24 giờ do yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật hoặc trường hợp không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật thì cơ quan kiểm dịch thực vật phải thông báo hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch biết.

b) Trường hợp phát hiện lô vật thể bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định áp dụng các biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật phù hợp theo quy định.

c) Trường hợp lô vật thể được vận chuyển bằng tàu biển có chiều cao khoang chứa hàng từ 3m trở lên, phải chia thành nhiều lớp để kiểm tra thì sau khi kiểm tra mỗi lớp, căn cứ vào kết quả kiểm tra, cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy tạm cấp kết quả kiểm dịch thực vật cho khối lượng vật thể đã kiểm tra (theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này).

Sau khi có Giấy tạm cấp kết quả, lô hàng được phép vận chuyển về kho bảo quản và chỉ được đưa ra sản xuất, kinh doanh sau khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa. Căn cứ kết quả kiểm tra toàn bộ lô vật thể, cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể.

Thông báo kiểm dịch thực vật

1.Thông báo cho nước xuất khẩu

Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu trong các trường hợp sau:

a) Vật thể nhập khẩu bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ và biện pháp kiểm dịch thực vật được áp dụng để xử lý;

b) Vật thể nhập khẩu chưa được phép nhập khẩu vào Việt Nam;

c) Vật thể nhập khẩu không có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp;

d) Vật thể nhập khẩu vi phạm các quy định khác về kiểm dịch thực vật nhập khẩu của Việt Nam.

2.Thông báo cho chủ vật thể và cơ quan khác có liên quan

Cơ quan kiểm dịch thực vật thông báo cho chủ vật thể hoặc cơ quan khác có liên quan trong những trường hợp sau:

a) Vật thể nhập khẩu bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ và biện pháp kiểm dịch thực vật được áp dụng để xử lý

b) Lô vật thể là giống cây trồng hoặc sinh vật có ích.

II.Trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật xuất khẩu

quy-trinh-thu-tuc-kiem-dich-thuc-vat

Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu

1.Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu

2.Bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu (trong trường hợp tái xuất khẩu).

Trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật xuất khẩu

1.Đăng ký kiểm dịch thực vật

Chủ vật thể nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đăng ký cho cơ quan kiểm dịch thực vật nơi gần nhất.

2.Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định

3.Kiểm tra vật thể

Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm kiểm dịch tại cơ sở sản xuất, nơi xuất phát, nơi bảo quản ở sâu trong nội địa hoặc cửa khẩu xuất và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể.

4.Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

a) Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật hoặc Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật tái xuất khẩu cho lô vật thể trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch đối với vật thể đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu

Trường hợp kéo dài hơn 24 giờ do yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật thì cơ quan kiểm dịch thực vật phải thông báo hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật biết.

b) Trường hợp phát hiện lô vật thể không đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu thì Cơ quan kiểm dịch thực vật không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đồng thời phải thông báo cho chủ vật thể biết.

III. Trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật quá cảnh

Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật quá cảnh

1.Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật

2.Bản sao chụp hoặc bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do nước xuất khẩu cấp.

Trường hợp chủ vật thể nộp bản sao chụp thì phải nộp bản chính trước khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể.

3.Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu.

Trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật quá cảnh

1.Đăng ký kiểm dịch thực vật

Chủ vật thể nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu tại cơ quan kiểm dịch thực vật.

2.Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định

3.Kiểm tra vật thể

Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể theo trình tự sau đây:

a) Kiểm tra sơ bộ

Kiểm tra bên ngoài lô vật thể, bao bì đóng gói, phương tiện chuyên chở, khe, kẽ và những nơi sinh vật gây hại có thể ẩn nấp; thu thập côn trùng bay, bò hoặc bám bên ngoài lô vật thể.

b) Kiểm tra chi tiết

Kiểm tra tình trạng bao gói và độ nguyên vẹn của lô hàng; Phân tích giám định mẫu vật thể, sinh vật gây hại đã thu thập được.

Trường hợp tình trạng bao gói của lô vật thể không đảm bảo thì chủ vật thể phải bao gói lại.

4.Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

a) Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch đối với lô vật thể đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thực vật quá cảnh.

b) Trường hợp phát hiện lô vật thể bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ thì cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định áp dụng các biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật phù hợp theo quy định.

III.Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu

Vật thể phải thực hiện kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu

1.Hom giống, cây giống, củ giống, cành ghép và mắt ghép quy định phải qua kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu theo kết quả phân tích nguy cơ dịch hại.

2.Sinh vật có ích

Số lượng nhập khẩu để thực hiện kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu

1.Hom; chồi giống, cây, củ: từ 30 đến 50 cá thể.

2.Cành, mắt ghép: từ 10 đến 20 cành.

3.Sinh vật có ích: Số lượng được quy định cụ thể trong báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại.

Nội dung kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu

1.Đối với giống cây trồng:

Kiểm tra sinh vật gây hại tiềm ẩn được xác định trong báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại.

2.Đối với sinh vật có ích:

Kiểm tra độ thuần, tính chuyên tính ký chủ trong khu nhân nuôi cách ly. Đối với côn trùng, nhện có ích còn kiểm tra thêm chỉ tiêu về ký sinh bậc 2.

Quy trình kiểm tra sau nhập khẩu trong khu cách ly

1.Kiểm tra ban đầu

Kiểm tra sơ bộ tình trạng của lô vật thể; ghi sổ các thông tin liên quan.

2.Kiểm tra lô vật thể

a) Đối với giống cây trồng

Toàn bộ lô vật thể được gieo trồng trong khu cách ly kiểm dịch thực vật. Điều kiện khu cách ly thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn;

Áp dụng phương pháp chăm sóc phù hợp đối với từng loại giống đảm bảo cây phát triển tốt và tạo điều kiện thuận lợi nhất để sinh vật gây hại biểu hiện triệu chứng;

Kiểm tra định kỳ và đột xuất tất cả số cây được gieo trồng;

Thu thập các mẫu cây có biểu hiện bất thường, mẫu sinh vật gây hại, triệu chứng gây hại để giám định tác nhân gây bệnh trong phòng thí nghiệm.

b) Đối với sinh vật có ích

Kiểm tra toàn bộ số cá thể để đánh giá độ thuần;

Kiểm tra, xác định tính chuyên tính ký chủ của lô vật thể;

Đối với côn trùng, nhện có ích: kiểm tra, theo dõi hàng ngày tình trạng lô vật thể, thu thập các cá thể bị chết để kiểm tra ký sinh bậc 2.

3.Kết quả kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu

Khi hết thời gian theo dõi theo quy định, cơ quan kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu báo cáo kết quả kiểm tra để Cục Bảo vệ thực vật xem xét, quyết định.

Thời gian kiểm tra theo dõi

Thời gian kiểm tra, theo dõi kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu đối với từng loại giống cây trồng và sinh vật có ích như sau:

1.Chồi, hom, cành, mắt ghép: từ 1 đến 2 năm.

2.Cây: từ 6 đến 12 tháng.

3.Củ giống: 1 chu kỳ sinh trưởng.

4.Sinh vật có ích: Ít nhất một thế hệ.

>>Tham khảo ngay: Đánh giá trung tâm xuất nhập khẩu Lê Ánh

Rate this post

Previous Post

Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật

danh-muc-kiem-dich-thuc-vat

Next Post

Thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi

thu-tuc-cap-giay-chung-nhan-xuat-xu-hang-hoa-uu-dai

Related Articles

thu-tuc-cap-giay-chung-nhan-xuat-xu-hang-hoa-uu-dai VĂN BẢN PHÁP LUẬT - HẢI QUAN

Thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi

xuat-nhap-khau-tieu-ngach-bien-gioi VĂN BẢN PHÁP LUẬT - HẢI QUAN

Hướng dẫn thực hiện việc bàn giao thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu tiểu ngạch biên giới

luat-hai-quan VĂN BẢN PHÁP LUẬT - HẢI QUAN

Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan

danh-muc-kiem-dich-thuc-vat VĂN BẢN PHÁP LUẬT - HẢI QUAN

Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật

thu-tuc-hai-quan-doi-voi-xang-dau VĂN BẢN PHÁP LUẬT - HẢI QUAN

Thủ tục hải quan đối với xăng dầu, hóa chất, khí xuất nhập khẩu

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nội dung Incoterms 2010

Nội dung Incoterms 2020

Review địa chỉ học xuất nhập khẩu tốt nhất Hà Nội TPHCM

Bài viết mới

  • Phiếu EIR Là Gì? Phiếu EIR Để Làm Gì? Cách Lấy Phiếu EIR
  • AFR Là Phí Gì? Hướng Dẫn Khai AFR Cho Hàng Đi Nhật
  • DAP Là Gì? Cách Vận Dụng Điều Kiện DAP Incoterms 2020
  • House Airway Bill (HAWB) Là Gì? Phân Biệt MAWB Và HAWB
  • Depot Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? Danh Sách Depot Ở Việt Nam
  • MỚI NHẤT
  • XEM NHIỀU
MỚI NHẤT
XEM NHIỀU

VỀ CHUNG TÔI

Giới thiệu

Chính sách bảo mật

Điều khoản sử dụng 

Chính sách liên kết 

Liên hệ 

 

CHUYÊN MỤC

  • CHIA SẺ KINH NGHIỆM
  • SÁCH XUẤT NHẬP KHẨU
  • TÀI LIỆU MUA BÁN QUỐC TẾ
  • Uncategorized
  • VĂN BẢN PHÁP LUẬT – HẢI QUAN

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

  • Phiếu EIR Là Gì? Phiếu EIR Để Làm Gì? Cách Lấy Phiếu EIR
  • AFR Là Phí Gì? Hướng Dẫn Khai AFR Cho Hàng Đi Nhật
  • DAP Là Gì? Cách Vận Dụng Điều Kiện DAP Incoterms 2020
  • House Airway Bill (HAWB) Là Gì? Phân Biệt MAWB Và HAWB
  • Depot Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? Danh Sách Depot Ở Việt Nam

BÌNH LUẬN ĐỘC GIẢ

  • Đồng Thị Liên trong Học xuất nhập khẩu thực tế ở đâu tốt
  • Đạt trong Học xuất nhập khẩu thực tế ở đâu tốt
tailieulogistics.com | Theme By WPOperation
  • Trang chủ