Packaging là một thuật ngữ quan trọng mà những người trong ngành cần phải biết. Vậy thì cụ thể packaging là gì và nó có gì khác so với packing hãy cùng Tài Liệu XNK giải đáp những thắc mắc đó qua bài viết dưới đây
»»» Review Khóa Học Logistics Ở Đâu Tốt Nhất
Contents
1. Packaging là gì?
Packaging là thuật ngữ dùng để chỉ công việc đóng gói hàng hóa, cụ thể đây là một sản phẩm công nghiệp đặc biệt được sử dụng để đóng gói hoặc chứa đựng các sản phẩm. Hoạt động này nhằm mục đích là giúp cho việc bảo quản, vận chuyển được an toàn và thuận tiện hơn.
Thuật ngữ Packaging Design đối với dân thiết kế được sử dụng khá rộng rãi bởi trong việc kinh doanh thì việc thiết kế các sản phẩm bao bì đóng vai trò hết sức quan trọng. Đây cũng được xem là hình thức chủ yếu để gia tăng giá trị nhận biết thương hiệu của công ty, doanh nghiệp, đồng thời gây ấn tượng và tạo được sự thu hút với người tiêu dùng.
Xem thêm: Packing List Là Gì? Hướng Dẫn Cách Lập Packing List
2. Vì sao cần đóng gói hàng hóa – Packagings
- Đóng gói hàng hóa giúp bảo vệ hàng hóa trước các tác động của ngoại lực như thời tiết, môi trường, khí hậu, khói bụi, độ ẩm không khí,…
- Bảo quản hàng hóa trong trạng thái tốt nhất ở một khoảng thời gian nhất định
- Cung cấp các thông tin cần thiết về hàng hóa như số lượng, loại, khối lượng, thời gian, xuất xứ, hạn sử dụng,…
- Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc bốc, xếp, dỡ, vận chuyển hàng hóa.
- Sử dụng như một chiến lược marketing để thông tin, quảng cáo sản phẩm, tạo điều kiện trong việc tiêu thụ sản phẩm.
»»» Lộ Trình Học Xuất Nhập Khẩu Cho Người Mới Bắt Đầu
3. Những yêu cầu về bao bì đóng gói hàng hóa
- Bao bì đóng gói phải được làm sao cho phù hợp với loại hình vận chuyển.
- Kích thước của bao bì đảm bảo phải phù hợp với từng vị trí lưu trữ hàng hóa: Kho bãi, container hoặc pallet.
- Chất lượng của bao bì phải đáp ứng được những yêu cầu cần thiết như: Độ dẻo dai, độ bền, chịu được va chạm trong quá trình bốc xếp, lưu trữ cũng như vận chuyển trên những tuyến đường khác nhau.
- Bao bì phải đảm bảo thích nghi được với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau.
- Tích hợp nhiều tính năng trong quá trình bảo vệ sản phẩm như: Chống ẩm mốc, hư hỏng, nhiễm mùi…
- Trên bao bì cần ghi rõ những thông tin những lưu ý trong quá trình xếp hàng, vận chuyển nhằm giúp cho khách hàng thuận tiện hơn trong quá trình bốc xếp.
4. Cách phân loại Packaging – Đóng gói hàng hóa
Việc phân chia đóng gói hàng hóa sẽ phụ thuộc vào nguồn gốc và đặc điểm của mỗi loại hàng hóa. Cụ thể:
– Đóng gói hàng hóa đơn vị: Đây là phương thức đóng gói các hàng hóa phục vụ cho mục đích là tiêu dùng sản phẩm nên việc đóng gói có yêu cầu là làm sao cho dễ dàng hơn khi thanh toán sản phẩm.
– Đóng gói theo nhóm nhỏ: Loại đóng gói này thường dùng trong các đại lý lớn hay những nhà kinh doanh bán lẻ , hàng hóa được đóng trong thùng carton.
– Đóng gói theo nhóm lớn: Ở phương thức đóng gói này những loại hàng hóa sẽ được cố định chắc chắn trên Pallet sau đó sẽ được xác định, gắn mã container trước khi được xác định những thông tin tiếp theo như số lượng lô hàng, hạn sử dụng…
– Đóng gói hàng kho: Đảm bảo sự phù hợp đối với kích thước bao bì và đảm bảo chất lượng hàng hóa.
– Đóng gói hàng để vận chuyển: Sử dụng cách đóng gói phù hợp, đảm bảo an toàn và chất lượng cho hàng hóa theo từng quãng đường vận chuyển, phương thức và phương tiện vận chuyển, thời gian vận chuyển.
5. Sự khác nhau giữa packing và packaging là gì?
Packing (Packing list) là phiếu đóng gói hàng hóa, phiếu chi tiết hàng hóa hay danh sách hàng hóa. Trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu thì đây là một chứng từ vô cùng quan trọng.
Trên packing list thể hiện rõ ràng và chi tiết những gì mà người bán đã xuất cho người mua. Người mua có thể kiểm tra, đối chiếu lại xem các thông tin có giống với những đơn hàng mình đặt hay không qua phiếu này.
Trên phiếu packing list chỉ thể hiện các thông tin về số lượng hàng hóa, phương thức đóng gói hàng chứ không thể hiện được giá trị của lô hàng. Tuy nhiên, trên thực tế cũng có một số ít dùng chung cả invoice và packing list.
Trên đây là những thông tin liên quan đến Packaging mà Tài Liệu Xuất Nhập Khẩu muốn chia sẻ đến cho các bạn. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại cho bạn nhiều kiến thức hữu ích trong công việc và đời sống.
Xem thêm:
- Ngành Xuất Nhập Khẩu Là Gì? Học Trường Nào? Ra Làm Gì?
- Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Tại TPHCM Tốt Nhất
- LCL Là Gì? Cách Tính Cước Hàng Lẻ LCL