Trước khi nhân hàng bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện lệnh giao hàng, tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách thực hiện. Vậy Lệnh giao hàng là gì hãy cùng Tài liệu xuất nhập khẩu tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Contents
Lệnh Giao Hàng Là Gì?
Lệnh giao hàng hay còn gọi là Delivery Order_D/O là chứng từ nhận hàng mà doanh nghiệp nhập khẩu nhận được để trình cho cơ quan giám sát kho hàng trước khi có thể rút hàng ra khỏi container, kho, bãi,…
Có thể hiểu Lệnh giao hàng là giấy chỉ thị người này (người đang giữ hàng) giao cho người nào đó (có ghi trên lệnh giao hàng_consignee) để có thể nhận được hàng, doanh nghiệp nhập khẩu bắt buộc phải tập hợp đầy đủ Lệnh giao hàng để có thể nhận hàng từ người viết bill (Shipper)
»»» Xem thêm: Review khóa học Logistics ở đâu tốt nhất
Phân loại lệnh giao hàng
Thường trong lúc học không phân biệt D/O là gì và D/O nào là của ai ban hành và làm sao cầm D/O mà lấy được hàng. Có nhiều trường hợp có D/O chưa chắc bạn nhận được hàng từ cảng. Có thể bạn thiếu một số chứng từ cần thiết nữa.
Sau đây việc phân loại các D/O hay phân biệt lệnh gió hàng là gì sẽ giúp bạn làm rõ mình đang cầm chứng từ gì và mình cần có đủ những chứng từ nào để nhận được hàng.
D/O của forwarder phát hành_đại lý vận chuyển: Lệnh giao hàng của đại lý vận chuyển có thể hiểu là đại lý vận chuyển ban hành lệnh này để yêu cầu người nắm giữ hàng phải đưa hàng cho người nhận (doanh nghiệp nhập khẩu).
Tuy nhiên, đại lý vận chuyển không phải là người viết Bill nên không thể chỉ dùng lệnh này để nhận hàng mà bạn yêu cầu phải có những chứng từ kèm theo. Nếu đại lý vận chuyển không phát hành bill thì người nhận D/O không có quyền lấy hàng.
D/O của hãng tàu do hãng tàu phát hành: Lệnh giao hàng của hãng tàu là lệnh hãng tàu phát hành để yêu cầu người đang giữ hàng giao hàng cho người nào đó. Thường mối quan hệ sẽ là: Hãng tàu yêu cầu giao hàng cho forwarder và forwarder yêu cầu giao hàng cho consignee thực sự (doanh nghiệp nhập khẩu).
Khi forwarder nắm trong tay D/O mà hãng tàu cấp phát cho mình và giao lại cho doanh nghiệp nhập khẩu thì người nhập khẩu mới đủ điều kiện nhận hàng. Như vậy, Bên nhập khẩu nếu đủ điều kiện nhận hàng như các thông tin trong hợp đồng xuất trình D/0 là có thể lấy hàng.
Có thể hiểu đơn giản điều này như quan hệ bắc cầu. Hãng tàu là người đại diện giữ và vận chuyển hàng yêu cầu giao hàng cho forwarder khi hàng đến bờ bên kia của nước nhập khẩu. Forwarder yêu cầu giao hàng cho doanh nghiệp nhập khẩu lúc đó doanh nghiệp nhập khẩu mới có quyền lấy hàng.
Trong trường hợp chỉ dựa vào yêu cầu giao hàng mà forwarder giao cho ông doanh nghiệp nhập khẩu thì không có cơ sở để bên giữ hàng giao hàng cho bạn. Đó là trường hợp mà khi cầm D/O của forwarder trong tay bạn vẫn không thể nhận được hàng.
Quy trình thực hiện lệnh giao hàng là gì
Để thực hiện lệnh giao hàng sẽ thực hiện theo 3 bước như sau:
Bước 1: Trước hết Delivery Order do hãng tàu/Forwarder cấp để consignee nhận hàng. Trước đó sẽ nhận được giấy thông báo hàng đến (Arrival Notice) từ hãng tàu thông qua FWD.
Bước 2: Trong trường hợp thực hiện lệnh nối. Sau khi nhận được B/L và giấy báo hàng đến từ hãng tàu. Để có được bộ chứng từ đầy đủ cùng với một vài giấy giới thiệu từ bên công ty khách hàng. Bạn sẽ sẽ đến hãng tàu hoặc đại lý giao nhận khác để lấy lệnh.
Bước 3: Đối với hợp đồng thanh toán bằng thư tín dụng (L/C). Khi đến hãng tàu nhận bộ lệnh giao hàng. Nhân viên phải mang vận đơn gốc có ký hậu của ngân hàng và giấy giới thiệu của công ty. Trường hợp nhận bộ lệnh giao hàng tại đại lý giao nhận khác, chỉ cần mang giấy giới thiệu. Sau đó thông báo hàng đến là có thể nhận bộ lệnh giao hàng.
Những lưu ý khi thực hiện lệnh giao hàng
Khi thực hiện lệnh giao hàng hãng tàu đưa cho nhân viên giao nhận ký tên vào 01 bản D/O. Hãng tàu giữ lại bản này để làm bằng chứng là bộ lệnh đã được giao cho người giao nhận. Nhân viên giao nhận phải đối chiếu B/L với các thông tin trong D/O đảm bảo thông tin chính xác.
Nếu có sai sót, phải yêu cầu hãng tàu sửa chữa & đóng dấu “CORRECT” vào chỗ đã sửa. Nếu không sẽ dẫn đến rắc rối khi làm thủ tục hải quan và nhận hàng tại cảng.Đối với hàng FCL là hàng rút ruột tại cảng thì trên D/O sẽ được đóng dấu “HÀNG RÚT RUỘT”. – Được ghi rõ ngày hết hạn.
Đây là những lưu ý cực kỳ quan trọng nếu không thực hiện đúng hoặc có sai sót sẽ rất rắc rối về thủ tục hải quan tại cảng.
Trên đây là những tổng hợp những thông tin quan trọng về Lệnh giao hàng là gì. Nếu các bạn muốn được học kiến thức và nghiệp vụ Xuất nhập khẩu tương đương với 3 năm kinh nghiệm đi làm trong thực tế thì hãy tham gia khóa học dưới đây:
Khóa học Xuất nhập khẩu thực tế
Trong khóa học, các bạn sẽ được tiếp xúc với những kiến thức, kinh nghiệm thực hành thực tế và học cách xử lý các công việc của một nhân viên hải quan chuyên nghiệp. Chương trình học sẽ đi từ kiến thức nền tảng đến kiến thức chuyên sâu, học lý thuyết đến đâu thực hành luôn đến đó.
Đồng thời, bạn cũng được giảng viên hỗ trợ xuyên suốt quá trình học. Mọi thắc mắc sẽ được giảng viên hỗ trợ nghiệp vụ cho đến khi thành thạo thì thôi. Hãy đăng ký khóa học ngay để được nhận ưu đãi học phí cực hấp dẫn nữa nhé!
»»» Có thể bạn quan tâm:
- Quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng container
- Mẫu hóa đơn thương mại-Commercial Invoice
- Công việc của nhân viên xuất nhập khẩu
- Kích thước Container 40 Feet
- Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì?
Tài liệu Xuất nhập khẩu chúc bạn thành công!